Để trẻ vượt qua cảm giác lo lắng ngày đầu đến trường – Phần 2
Tham gia những hoạt động ngoại khóa.
Những hoạt động này đề cao chất lượng hơn là số lượng. Con bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ một vài hoạt động ngoại khóa này bởi chúng vừa mang lại niềm vui cho trẻ vừa giúp trẻ củng cố kỹ năng xã hội và dạy cho trẻ nhiều kỹ năng mới. Lịch học dày đặc sẽ khiến con bạn cảm thấy căng thẳng và có thể làm giảm khả năng tập trung vào các bài học của con tại trường, đặc biệt là khi con còn quá nhỏ. Khi xem xét các hoạt động ngoại khóa, bạn nên chú ý đnế thời gian biểu của gia đình, khả năng tài chính và năng lượng của bản thân. Các hoạt động đa dạng đối với trẻ nhỏ có thể quá sức, đặc biệt là nếu những hoạt động đó có thời gian chồng chéo, diễn ra ở những địa điểm khác nhau và yêu cầu cần có sự có mặt của phụ huynh hoặc sự hỗ trợ về phương tiện. Hãy lựa chọn những hoạt động nào mà bạn có thể đi chung xe cùng mọi người bởi ngay cả khi bạn có thể sẵn lòng lái xe cả ngày, bạn cũng cần phải nghỉ ngơi đôi chút. Việc lựa chọn hoạt động ngoại khóa phù hợp cũng sẽ giúp giảm thiểu chi phí đi lại và các khoản chi phát sinh. Tìm hiểu các thông tin từ trường học hoặc giáo viên để nắm được ngày nào con có nhiều bài tập hoặc ngày nào con có bài kiểm tra, theo đó, bạn có thể sắp xếp các hoạt động ngoại khóa một cách hợp lý. Nếu con bạn không muốn tham gia và các hoạt động ngoại được tổ chức thường xuyên, bạn có thể tham khảo một số lựa chọn khác để giúp con hình thành những sở thích và các kỹ năng xã hội. Ví dụ như, kiểm tra thông tin về các chương trình đọc sách hàng tháng tại thư viện địa phương, tìm hiểu xem trung tâm giải trí cộng đồng địa phương có những hoạt động bổ ích gì mà không cần đăng kí tham gia thường xuyên, hoặc bàn luận với những gia đình khác và lên kế hoạch cho những ngày đi chơi chung cùng các con.
Khi có vấn đề phát sinh.
Những gợi ý trên có thể góp phần tạo cho trẻ những trải nghiệm thú vị ở trường học một cách tích cực và đem lại hiệu quả cao. Một số trẻ có thể tỏ thái độ phản đối cực đoan đối với việc đến trường học hoặc cảm thấy sợ hãi khi phải học ở trường hoặc phải đối mặt với một vài khó khăn cụ thể về mặt tiếp thu kiến thức cũng như về mặt tâm lý. Một số trẻ có thể có những phản ứng mạnh mẽ đối với việc phải rời trường cũ, đặc biệt là nếu trẻ đã có những giây phút vui vẻ, gắn bó với những người bạn thân ở đó. Nếu trẻ bộc phát thái độ tiêu cực và tiếp tục có thái độ đó trong một thời gian dài, bạn cần liên lạc với trường học để sắp xếp một buổi gặp mặt trực tiếp với cô giáo của con và bác sĩ tâm lý của trường. Họ có thể hỗ trợ bạn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để giúp bạn xác định là xử lý vấn đề đó. Họ cũng có thể cho bạn một số lời đề nghị tìm đến nguồn trợ giúp khác trong trường cũng trong cộng đồng nơi có đủ khả năng giải quyết tình huống khó khăn bạn đang mắc phải.
Cuối cùng, các cha mẹ cần hiểu rằng hầu hết trẻ nhỏ đều có một sức cố gắng tuyệt vời và, cùng với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, cha mẹ có thể tin tưởng rằng con sẽ phát triển không ngừng trong suốt quá trình học tập tại trường học.
Theo Nasponline
Lượt đọc: 1,421