13 cách dạy con chia sẻ – Phần 1

Chia sẻ là một trong những bài học cuộc sống bạn cần dạy trẻ càng sớm càng tốt. Chia sẻ sẽ giúp trẻ kết bạn tại sân chơi hay trường học, cũng như sẽ đem lại lợi ích khi trẻ trưởng thành và đi làm.

1. Cho trẻ những lựa chọn

Bắt ép trẻ chia sẻ thì càng khó khiến trẻ tự làm điều đó sau này. Nếu bạn cho trẻ một lựa chọn, chúng sẽ nhập tâm hơn và cảm thấy cảm xúc của mình đang bị dò xét. Hãy hỏi con bạn rằng chúng có muốn chơi chung với bạn, hay chia snack với em không. Nếu trẻ nói không, hãy giải thích vì sao trẻ nên sẵn sàng chia sẻ. Nếu trẻ nói có, hãy khen chúng vì đã có một quyết định đúng.

click - FTK

2. Nắm rõ thời điểm trẻ sẵn sàng chia sẻ

Đừng lúc nào cũng mong đợi con mình sẵn sàng chia sẻ mọi thứ! Mong đợi trẻ chia sẻ những đồ chơi trẻ có nhiều như xếp hình, búp bê là hợp lý. Phải chắc chắn rằng bạn mong đợi điều gì ở trẻ. Hãy có lý một chút khi bắt chúng chia sẻ một món đồ chơi mới hay món đồ yêu thích. Bạn có muốn chia sẻ những thứ có giá trị với bạn không? Tất nhiên là không rồi. Chỉ là cảm giác tự nhiên ngay cả khi bạn đã trưởng thành hay còn là một đứa trẻ

3. Dạy trẻ sự từ bỏ chỉ là tạm thời

Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu chia sẻ chỉ là tạm thời. Chia sẻ là cho phép một người bạn mượn đồ của mình. Nó chỉ kéo dài trong lúc chơi, và sau đó món đồ chơi sẽ quay trở lại thuộc sở hữu của con bạn. Chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trẻ hiểu là chúng không hề từ bỏ những gì thuộc về chúng vĩnh viễn

day con cách chia sẻNắm rõ thời điểm trẻ sẵn sàng chia sẻ, dạy trẻ từ bỏ chỉ là tạm thời.

4. Thử dùng cách diễn đạt khác

Nếu trẻ luôn từ chối chia sẻ với người khác, hãy thử sử dụng cách diễn đạt khác. Gọi hành động đó là “mượn”, “đổi lượt” thay vì “chia sẻ”. Hãy giải thích rằng cho mượn chỉ là tạm thời, hay đổi lượt có nghĩa là sau khi người bạn chơi, sẽ tới lượt trẻ chơi món đồ chơi đó. Đôi khi, sự ác cảm với chia sẻ đơn giản là trẻ không thật sự hiểu được phạm vi, ý nghĩa của từ

5. Gần gũi với trẻ

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ gần gũi với cha mẹ của mình có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Trẻ cảm giác có đủ tình cảm và sự chú ý từ gia đình do đó ít tập trung vào đồ vật, và trẻ cũng hiểu rằng chúng cần cho đi nhiều như những gì chúng nhận được. Trẻ em được an toàn trong vòng tay của gia đình có nhiều khả năng tiếp cận và rộng lượng với những đứa trẻ khác.

Dạy con cách chia sẻNhững đứa trẻ gần gũi với cha mẹ mình có xu hướng chia sẻ nhiều hơn.

6. Hãy để trẻ có đồ chơi riêng, hoặc cất đồ chơi đi trước ngày chơi chung

Mọi đứa trẻ đều có món đồ chơi yêu thích, và nếu con bạn không muốn chia sẻ, đừng ép buộc chúng! Trước ngày chơi chung, hãy để trẻ chọn ra một vài món đồ và giấu đi. Những thứ đồ này sẽ không cần phải chia sẻ, hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ khác không được chơi với những món đồ này.

50% khả năng học tập của trẻ hình thành trong giai đoạn trẻ 5 tuổi và 80% hình thành trong giai đoạn trẻ 8 tuổi. Để chuẩn bị tốt nhất cho con thành công trong trường học và cuộc sống, cha mẹ hãy đăng kí và tham gia ngay chương trình FasTracKids – Làm giàu kiến thức, Phát triển tư duy và Rèn luyện kỹ năng đến từ Hoa Kỳ. Với FasTracKids con sẽ luôn có một khởi đầu hoàn hảo cho tương lai tươi sáng.

Phần 2

Lượt đọc: 1,913