Truyền sự tự tin cho con và các kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Là cha mẹ, bạn lo lắng về việc con bạn phải đối mặt và đưa ra những lựa chọn. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với con thì mối quan hệ đó được xây dựng trên nền tảng tin tưởng và trò chuyện cởi mở, các con sẽ thích nói cho bạn biết những khó khăn của chúng và chịu ảnh hưởng của bạn.
Nếu con bạn tin tưởng vào chính mình, chúng có thể xử lý tình huống một cách quyết đoán. Nếu con bạn có kỹ năng tự quản lý, xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề, chúng có lẽ sẽ có những lựa chọn an toàn và lành mạnh hơn. Là cha mẹ, bạn có thể giúp các con tăng cường các lĩnh vực này trong cuộc sống.
Yêu các con vì chính bản chất của chúng
Chấp nhận con bạn vô điều kiện không chỉ giúp xây dựng một mối quan hệ tốt mà còn khuyến khích các con tự tin và tin tưởng vào chính bản thân. Phân định giữa con bạn (bản chất của con) và những hành vi của chúng. Bạn hãy nhớ rằng hành vi có thể thay đổi.
Giúp con bạn khám phá những sở thích và đam mê, khuyến khích con theo đuổi sở thích bằng cách cho chúng cơ hội và hỗ trợ con.
Dành thời gian cho con bạn. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và tạo cơ hội dạy và làm mẫu cho con bạn những kỹ năng cần thiết. Sử dụng các từ, cử chỉ và trò chuyện thường xuyên để con bạn biết là bạn yêu chúng.
Hãy dành thời gian có cuộc trò chuyện dài với con. Khi đi ngủ, ăn uống, và đi xe là những thời điểm thích hợp. Việc này càng thường xuyên càng tốt, khi gia đình ăn tối bạn có thể chia sẻ thông tin, thảo luận các vấn đề và thực hiện kế hoạch. Nghiên cứu cho thấy trẻ em được ăn tối với gia đình vài lần mỗi tuần ít hút thuốc hoặc nghiện ma tuý hay có quan hệ tình dục khi còn quá trẻ và ít đánh nhau hơn.
Thường xuyên chơi với con (chỉ 5-10 phút cũng tạo ra sự khác biệt). Cho phép tự con bạn được chơi.
Cùng đọc sách với con và nói về cảm nhận, khó khăn, và giải pháp của các nhân vật. Hãy nói về văn hoá gia đình bạn. Điều này giúp con bạn có liên hệ mạnh mẽ hơn với gia tộc, giá trị văn hoá và niềm tin của các con. Nghiên cứu cho thấy gắn bó chặt chẽ về văn hoá có thể giúp trẻ tăng tính tự trọng và bảo vệ con bạn khỏi những rắc rối về mặt tình cảm.
Kỷ luật và hướng dẫn
Hãy hướng dẫn tích cực và thúc đẩy tính kỷ luật tự chủ, dạy trẻ về trách nhiệm, và giúp con bạn đưa ra những lựa chọn có suy nghĩ. Các chuyên gia cho rằng những kỷ luật không nhất quán hay thô bạo, đe doạ, ý kiến tiêu cực cản trở sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Dưới đây là một vài yếu tố chính của kỷ luật tích cực:
- Chú ý những việc các em làm đúng. Trẻ em nhanh chóng biết được là bạn chú ý đến chúng và thích lặp lại hành động nếu bạn chú ý và nhận xét về việc đó.
- Kiên định, quan tâm đến hậu quả những hành vi không thể chấp nhận được của con. Hậu quả có thể ở mức độ vừa phải, trực tiếp liên quan đến những hành vi xấu và lễ phép của trẻ.
- Đưa ra thông điệp sai lầm là cơ hội để học hỏi.
- Cho con lựa chọn, bất cứ khi nào có thể thực hành trong việc ra quyết định.
Khi bạn tham gia vào việc học hành của con, việc đó đưa ra thông điệp trường học là quan trọng và bạn đánh giá học hành là rất quan trọng trong cuộc sống của con. Nó cũng giúp trẻ em đạt điểm số cao hơn, hoàn thành nhiều bài tập hơn, chú ý đến hành vi và thái độ nhiều hơn. Dưới đây là một vài cách:
- Hỏi han về ngày đi học của con. Sử dụng những câu hỏi mở như: “Hôm nay đi học có gì vui thế con?”
- Thường xuyên trò chuyện với con về giáo viên, về sự tiến bộ của con và làm thế nào để giúp con làm bài về nhà.
- Quan tâm tới bài tập của con. Đặt thời gian và địa điểm cho con làm bài. Hãy gợi ý để trả lời câu hỏi, nhưng không làm bài tập cho chúng.
- Tham dự các hoạt động ở trường càng nhiều càng tốt.
Dạy con các kỹ năng xã hội
Bạn hãy làm mẫu và dạy cho con các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Đây là những kỹ năng mọi người sử dụng để ứng phó với những cảm xúc và tình huống khó xử và để tương tác với người khác. Các kỹ năng xã hội và cảm xúc gồm:
- Đồng cảm, hiểu được cảm xúc của một người và có thể nhận biết và phản ứng một cách nhạy cảm trước những cảm xúc của người khác.
- Quản lý cảm xúc, nghĩa là quản lý những cảm giác mạnh như lo âu, thất vọng, tức giận trước khi bị những cảm xúc đó nhấn chìm
- Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định bao gồm cả việc giải quyết mâu thuẫn.
Nhiều kỹ năng nuôi dạy con cái được nêu trong bài viết này có thể giúp bạn làm mẫu và dạy cho con các kỹ năng xã hội và tình cảm:
- Bằng cách lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của con, bạn đã làm gương và dạy con về đồng cảm.
- Bằng cách phản ứng trước những hành vi xấu với sự quan tâm, suy nghĩ, và kết quả nhất quán, bạn đã làm gương cho con bạn về quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề.
- Bằng cách cho con bạn lựa chọn, bạn cho con cơ hội tập ra quyết định
- Khi bạn nói về kế hoạch và các khó khăn trong bữa tối, bạn đã làm gương và dạy con về giải quyết vấn đề, ra quyết định và giải quyết xung đột.
- Bằng cách đọc cho con nghe những câu chuyện, bạn đã tạo cơ hội học hỏi về sự đồng cảm, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề.
Là cha mẹ bạn có sức mạnh: đó là sức mạnh gây ảnh hưởng, làm gương, lắng nghe, và có sức mạnh kết nối và yêu thương các con. Bằng cách sử dụng sức mạnh đó một cách tích cực và có suy tính, bạn sẽ tạo ra phương pháp bảo vệ con mình.
Lượt đọc: 6,301