Phát triển việc tự nhận thức tích cực về bản thân

Lòng tự trọng là chìa khóa dẫn đến Bạn có thể khen ngợi một đứa trẻ về những điều chúng chưa làm ví như :” Mẹ rất thích cách con chấp nhận khi mẹ nói “không” mà không hề cáu giận”.

Hãy dạy cho con bạn đưa ra những câu nói tích cực của bản thân. Tự nhủ là một việc rất quan trọng trong mọi việc ta làm. Các nhà tâm lý đã tìm ra rằng việc tự nhủ bản thân mình theo cách tiêu cực luôn dẫn đến sự bất an và chán nản. Những điều ta nghĩ quyết định đến cảm xúc và cảm xúc của ta lại quyết định những hành vi của ta. Vì vậy quan trọng phải dạy cho trẻ suy nghĩ tích cực trong việc “tự nhủ”. Một vài ví dụ về tự nhủ: “ ta có thể làm được, chỉ cần quyết tâm”. “Hôm nay đội của ta thua, không sao, chúng ta sẽ cố gắng hơn và ta sẽ chiến thắng”. “Khi giúp ai đó thật là vui mặc dù người đó không hề biết để cám ơn mình”.

Tránh sự chỉ trích dưới dạng chế giễu hoặc làm cho con xấu hổ. Đôi khi cũng cần thiết phê phán hành động của con trẻ và điều này thực sự đúng đắn. Tuy nhiên, khi chỉ trích trực tiếp trẻ thì cũng rất dễ bị hiểu lầm là chế diễu hoặc nhạo báng. Điều quan trọng là cần học cách sử dụng từ ngữ, ví dụ bạn nói “ Mẹ muốn con để quần áo vào ngăn kéo hay trong tủ chứ đừng vất bừa bãi khắp phòng”, nói như vậy hay hơn là “tại sao con lại lười thế nhỉ? Con có thể làm nổi việc gì không?”
 Hãy dạy cho con bạn đưa ra quyết định và gif” style=”float: left; margin: 10px;” class=”mceItem” width=”133″ height=”199″>Phát triển một quan điểm tích cực sẽ tạo ra một nền tảng tốt cho con bạn. Tất cả mọi đứa trẻ và thanh thiếu niên cần có trách nhiệm đối với hành vi của mình.  Chúng cần học về kỷ luật tự giác. Để giúp cho trẻ học được điều này, cha mẹ cần chấp nhận vai trò của người hướng dẫn hay giáo viên hơn là vai trò của một người chấp hành kỷ luật hay người trừng phạt.

Thêm mười bước để bạn có thể giúp con mình phát triển tự nhận thức về bản thân một cách tích cực:

  1. Dạy cho con  đổi yêu cầu thành sở thích. Chỉ cho con bạn thấy là không có lý do gì mà chúng có được tất cả những gì chúng muốn và chúng không nên cảm thấy bực tức về điều này.
  2. Khuyến khích trẻ hỏi những điều chúng muốn một cách dứt khoát, chỉ ra rằng không có đảm bảo nào là chúng sẽ có được điều đó. Củng cố thêm bằng cách hỏi và tránh đoán trước những mong muốn của trẻ.
  3. Để trẻ biết chúng tự tạo ra và cần có trách nhiệm với những cảm xúc mà chúng trải nghiệm. Tương tự, chúng không chịu trách nhiệm về cảm xúc của người khác. Tránh rầy la trẻ về việc bạn cảm nhận như thế nào.
  4. Khuyến khích trẻ phát triển các sở thích và các mối quan tâm tạo ra những niềm vui cho chúng và chúng có thể theo đuổi những điều đó một cách độc lập
  5. Để trẻ tự giải quyết những xung đột giữa chúng và các anh em, bè bạn.
  6. Giúp trẻ phát triển sự “tha thứ cho những trêu trọc” bằng cách chỉ ra rằng một số sự trêu tróc không làm tổn thương người khác. Giúp trẻ học cách đối mặt với sự trêu trọc bằng cách lờ đi khi sử dụng tự nhủ như “những cái tên đó chẳng bao giờ làm mình tổn thương được”. “trêu trọc chẳng có ý nghĩa gì với mình cả” và “nếu mình vượt qua được sự trêu chọc này thì nghĩa là mình đang có những sức mạnh tình cảm mới”
  7. Khuyến khích trẻ học tập trung vào sức mạnh của mình bằng cách chỉ ra cho trẻ những thứ trẻ có thể làm được.
  8. Khuyến khích trẻ có những cư xử mà trẻ cảm thấy thích khi bạn mình làm như vậy .
  9. Giúp trẻ suy nghĩ theo cách lựa chọn và khả năng có thể thay thế hơn là dựa vào một lựa chọn mang đến sự thỏa mãn. Một đứa trẻ có một người bạn khi mất bạn đó sẽ trở thành không bạn. Tuy nhiên, một đứa trẻ có nhiều bạn khi mất đi một bạn vẫn còn rất nhiều. Nguyên tắc này đúng trong nhiều trường hợp khác. Bất cứ khi nào bạn nghĩ có một điều gì đó làm bạn thỏa mãn thì bạn sẽ tự giới hạn tiềm năng thỏa mãn của mình! Bạn càng giúp trẻ hiểu được là càng có nhiều lựa chọn trong mọi tình huống thì con bạn càng có nhiều khả năng được thỏa mãn hơn.
  10. Cười với con và khuyến khích chúng tự cười bản thân mình. Những người quá nghiêm túc hiển nhiên là tự làm giảm những niềm vui trong cuộc sống. Sự hài hước mang đến biết bao nhiêu vui vẻ cho cuộc sống.

Lượt đọc: 7,790