Dạy con trở thành người tiêu dùng thông thái
Câu trả lời thật đơn giản: Đó là hãy để con tự chủ việc chi tiêu
Nếu trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, các em tượng trưng cho đất nước trong tương lai thì những thói quen tài chính của các em phải trải qua một quá trình lâu dài trước khi tạo nên một đất nước vững mạnh về kinh tế. Hãy để các con bạn học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. Hãy cho con một chút tiền tiêu vặt, và cho phép con tự do tiêu xài. Các con sẽ sớm thấy nỗi buồn chán khi mà các con đánh mất những thứ mà các con đang có,các con cũng không còn được trải qua cảm giác hài lòng, vui sướng khi tiết kiệm trong một khoảng thời gian để dành tiền cho những thứ mà các con thật sự muốn.
Vicki Hoelfe nói: Theo một cuộc điều tra của trang “Bankrate.com” năm 2013, gần một nửa người dân Mỹ có số tiền nợ trong thẻ ghi nợ nhiều hơn số tiền họ tiết kiệm được. Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi những con số báo động này? Đó chính là cái mà tôi đang ra sức thuyết phục và làm mẫu thông qua chính công việc của tôi: Giáo dục các con từ sớm.
Nếu bạn muốn các con bạn không phải đau đầu với những vấn đề về tiền bạc thì bố mẹ, bảo mẫu,thầy cô cần phải chủ động đưa ra những kinh nghiệm đầu tiên về sự thích thú khi có tiền và sự kiên trì,cách lên kế hoạch để quản lí số tiền đó.
Khi nào bạn nên cho con tiền tiêu vặt
Điều mà tôi học được từ chính kinh nghiệm của tôi đó là việc dạy con trở nhành những người hiểu biết về tài chính có thể bắt đầu từ sớm, khi các con khoảng 2 tuổi. Nếu bạn tin tưởng các con rằng các con sẽ giữ lời “sẽ tiết kiệm” chứ không phải là các con chỉ nói suông thì bạn có thể cho con một chút tiền tiêu vặt. Có thể số tiền các con nhận được không nhiều nhưng bạn hãy để các con có cảm giác rằng các con hoàn toàn có thể mua được một món đồ nào đó.
Hãy cứ cho con thêm tiền tiêu vặt cho đến khi con 12 tuổi,sau đó hãy giảm đi một nữa tiền tiêu vặt và khuyến khích, động viên con kiếm tiền từ công việc làm thêm. Các con có thể trông em bé,cắt cỏ, nhặt lá, cào tuyết …Khi nào các con đủ tuổi để có thể làm một công việc làm thêm thật sự thì chúng ta sẽ cắt hoàn toàn tiền tiêu vặt của con.
Mục đích của việc cho con tiền tiêu vặt
Mục đích của việc cho con tiền tiêu vặt là dạy con cách quản lí tiền, bao gồm : cách tiết kiệm tiền, cách tiêu tiền thông minh, hay là dùng tiền để biếu, tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn . Cho con tiền như là một phần thưởng khi con làm việc nhà, khi con có hành vi ứng xử tốt hoặc là khi con có điểm tốt, điều này sẽ dạy con rằng nếu con có những hành động tốt thì con sẽ được thưởng. Nhưng cách này không thật sự cần thiết khi chúng ta muốn dạy con về vai trò quan trọng của việc quản lí tiền
Các bạn hãy thử cho con tiền và quản lí lỏng thôi. Một mục trong phương pháp “Ducttape parenting” nhấn mạnh rằng “ Quản lí càng lỏng thì càng dễ đạt được mục đích” (mục đích ở đây nghĩa là cha mẹ cho con tiền và quản lí lỏng thôi và xem xem là các con tiêu tiền như thế nào). Tránh thúc giục, hãy để các con tự do tiêu tiền hoặc thậm chí là mua tùy hứng bất kì món đồ nào.
Mở một tài khoản ngân hàng và cho phép con tiếp xúc với thẻ ATM. Hãy để các con rút hết tiền trong tài khoản và sau đó đưa con đến nói chuyện với người quản lí ngân hàng để các con xem là các con đã tiêu tiền như thế nào. Sau đó hãy theo dõi các con khi các con biết cân bằng chi tiêu và học cách lập kế hoạch chi tiêu.
Nếu các con để tiền lung lung, hãy thả tiền vào một cái bình và cho các con thấy là làm thế nào để gom tiền . Dạy các con có ý thức hơn và biết quan tâm hơn tới tiền mà các con kiếm được.
Phong cách chi tiêu
Mỗi em có một mối liên hệ riêng với tiền – thậm chí là trước khi các em biết tiêu tiền. Điều này sẽ được lộ ra vào những tuần đầu tiên khi mà cha mẹ cho con tiền tiêu vặt hàng tuần. Một số em sẽ tiết kiệm tiền tiêu vặt, một số khác thì tiêu hết toàn bộ số tiền các em được cho mỗi tuần. Cha mẹ cần biết cách tiêu tiền của các con để giúp các con tạo ra sự cân bằng khi tiếp cận với tiền ( điều này nghĩa là cha mẹ sẽ đưa ra lời khuyên giúp các con chi tiêu hợp lí tiền tiêu vặt )
Khi con không đủ tiền để mua một món đồ cần thiết, thì đây là lúc các con có cơ hội luyện tập tính kiên trì,hoãn sự hài lòng và phớt lờ những lời thôi thúc mua hàng tùy hứng. Những trường hợp này sẽ khiến các con đặt ra nhiều câu hỏi cho bản thân mình hơn : “Mình cần cái đó vậy cơ à? “ , “ Phải mất bao lâu thì mình mới tiết kiệm đủ tiền để mua được món đồ đó nhỉ?”. Các con sẽ phải trải qua ít nhất là 3 vấn đề quan trọng , đó là : Mua đồ, Kiên trì và Lên kế hoạch. Các con thường quan tâm nhiều nhất đến sự sở hữu khi mua đồ bằng chính tiền của các con.
Đặt ra giới hạn
Cha mẹ sẽ muốn đặt ra giới hạn trọng việc chi tiêu, mua sắm của các con, và điều này rất hợp lí. Như tôi đã nói, đặt ra quá nhiều giới hạn sẽ khiến các con không thể trở thành những người tiêu dùng chu đáo. Thay vào đó, bạn hãy chú ý vào một nguyên tắc duy nhất,ví dụ như là các con không được mua kẹo hay các con phải thêm 1 đô là vào tiền đặt cọc tiết kiệm mỗi tuần. Vì trong buổi bàn bac, thảo luận có cả các con nên các con phải chủ động trong quá trình này.
Đừng quá chú ý vào số tiền hạn định ( số tiền cần có để mua đồ), các con sẽ mắc những lỗi về tài chính. Tuy nhiên, sự trải nghiệm và sai sót là chìa khóa để học cách quản lí tiền.
Trở thành người tiêu dùng thông thái
Một điều quan trọng cần nhớ đó là bạn trở thành người tiêu dùng thông minh bằng cách, trước hết bạn phải là người tiêu dùng. Khi con mới 5 tuổi thì mọi người không thể nói rằng con bạn là người hiểu hiết được. Con có 5 đồng, con tiêu hết ngay lập tức. Nhưng khi con 10 tuổi,con đã có chút kinh nghiệm về việc quản lí tiền cơ bản, các con bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn và được luyện tập để trở thành những người tiêu dùng.
Trách nhiệm và ý nghĩa khái quát khi tiêu tiền mà các con cần có là làm cân bằng. Khi các con có tiền tiêu vặt thì con sẽ thấy mình có khả năng mua món đồ nào đó và việc này sẽ giúp giảm bớt những cuộc tranh luận giữa cha mẹ và các con khi đi mua đồ. Điều này sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn. Các con sẽ có những ý tưởng về những món quà dành cho sinh nhật và các kì nghỉ. Các con cũng đảm bảo rằng các con sẽ quan tâm hơn về sự sở hữu cá nhân ( Đặc biệt là nếu các con phải trả chi phí cho việc mua những bộ phận đã bị mất hoặc những thiết bị điện tử bị hỏng)
Kết luận, sự phát triển khi dạy trẻ trở thành những người quản lí am hiểu tài chính sẽ dẫn đến kết quả là khi các con trở thành những thanh niên thì các con không còn phụ thuộc tài chính nữa. Điều này rất có ích cho các con, mà còn có ích cho các trẻ khác vì các trẻ khác nên trưởng thành hơn và đóng góp vào nền kinh tế nước nhà một cách tích cực.
Theo Pbs
Lượt đọc: 3,578