Các phương pháp dạy trẻ kiến thức về tiền

Dạy trẻ tự giác quản lí chi tiêu là một trong 6 kĩ năng sống quan trọng nhất.

Không may mắn là nhiều trẻ em lớn lên mà không dược dạy cách làm thế nào để lên kế hoạch chi tiêu, trả hóa đơn, hoặc tiết kiệm tiền. Điều này khiến cho thanh niên và những người trẻ tuổi mắc nợ, ngập trong nợ nần và khiến cho việc đưa ra những quyết định về tài chính trở nên khó khăn.

Dạy trẻ những quy định, yêu cầu khi tiêu tiền. Điều đó có nghĩa là chúng ta dạy trẻ cách kiếm tiền và giúp trẻ chi tiêu thông minh. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta dạy trẻ làm thế nào để đưa ra những quyết định quan trọng về tài chính. Các bé đã đến tuổi học cách tiết kiệm tiền và tiêu tiền và không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ điều này.

Cho phép trẻ tự kiếm tiền

Một trong những cách tốt nhất giúp trẻ hiểu biết về tiền đó là cho phép trẻ kiếm tiền. Cũng giống như người lớn,chỉ là làm việc và kiếm tiền. Các em cần học cách làm việc thế nào để kiếm được tiền.

Giao cho trẻ những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Chia các công việc hàng tuần, hàng ngày để giao việc cho trẻ và thưởng tiền trẻ sau khi các em làm xong việc. Đó cũng là một cách để trẻ kiếm tiền. Cùng với đó, hãy tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ làm việc nhà và thưởng nhiều hơn cho trẻ để trẻ có thể “kiếm” nhiều tiền hơn nếu trẻ muốn làm nhiều hơn. Chẳng có ý nghĩa gì khi mà chúng ta cho trẻ tiền khi trẻ không làm việc nhà để kiếm chút tiền. Tôi đã gặp gỡ nhiều cha mẹ, họ nói rằng các con họ không có động lực để kiếm tiền. Điều này không có gì là lạ vì thực tế các con có mọi thứ và các con chẳng cần tiền để làm gì nữa.

Hãy quyết định món hàng nào bạn mua cho trẻ và món hàng nào bạn sẽ không mua cho trẻ. Ví dụ như nếu con bạn muốn có một đĩa game mới, đừng vội vàng bỏ tiền ra mua cho con ngay lập tức. Thay vào đó, hãy để cho con bạn mua món đồ đó bằng chính đồng tiền con bạn kiếm được,và con bạn sẽ quý trọng món đồ đó hơn rất nhiều.

Hoặc nếu con bạn đang là thiếu niên,và con muốn đi xem phim vào tối thứ 6, đừng chủ động đưa tiền cho con. Thay vào đó, bạn hãy để con bạn trả tiền cho việc đó. Điều này sẽ giúp các con biết được những thứ các con mua bao nhiêu tiền và giúp chúng đưa ra quyết định về việc muốn làm để kiếm được tiền

Xây dựng một kế hoạch chi tiêu

Phối hợp với trẻ để xây dựng một kế hoạch chi tiêu phù hợp với trẻ. Hầu hết các bé  cần biết các bé phải tiết kiệm bao nhiêu tiền và các bé có bao nhiêu tiền để chi tiêu.

Một cách hữu hiệu để dạy trẻ về tiền và chi tiêu là dạy trẻ cần phải tiết kiệm một số tiền nhất định. Có thể tiết kiệm mỗi tuần 10%, 20% hoặc 30% trong tổng số tiền đó. Đối với các em bé thì đút lợn tiết kiệm là một cách tốt giúp trẻ chia tiền vào phần tiết kiệm và phần dành cho chi tiêu.

Đối với những trẻ lớn hơn, hãy giúp con mở một tài khoản ngân hàng. Sau đó, con có thể học cách làm thế nào để đặt tiền vào và rút tiền ra. Bạn cũng có thể dạy con cách làm thế nào để kiếm lãi, và bạn có thể bắt đầu trao đổi về cách đầu tư tiền.

Xác định ý nghĩa mà bạn muốn dạy trẻ. Đối với nhiều cha mẹ, điều quan trọng mà họ muốn dạy cho con cái mình đó là làm thế nào để tặng, biếu, bày tỏ tấm lòng với người khác. Hãy khuyến khích trẻ dành riêng một số tiền nhất định để cung tiến vào chùa, làm từ thiện hoặc mua các món quà cho mọi người.

Đặt mục tiêu

Một điều quan trọng mà chúng ta dạy con trẻ đó là dạy trẻ làm thế nào để đặt mục tiêu với số tiền đó. Tiết kiệm tiền mua ô tô đồ chơi hoặc đóng góp vào quỹ của trường là những mục đích thiết thực đối với thiếu niên. Giúp các em nhỏ tuổi tiết kiệm tiền cho một hoạt động đặc biệt hoặc để mua đồ chơi mà các em thích

Nó có thể sẽ có ích khi mà chúng ta cho trẻ thấy phải mất bao lâu để dành dụm tiền mua những thứ đó. Nếu trẻ tiết kiệm được 10 đô la một tuần, hãy thảo luận xem các em phải dành dụm tiền trong bao lâu nữa để mua được một chiếc ván trượt mới. Giúp trẻ có những sự lựa chọn tốt về việc dành bao nhiêu tiền để mua đồ và thảo luận về các sự lựa chọn khác nhau có thể được đưa ra với giá cả và chất lượng khác nhau.

Đưa ra kết quả khi cần thiết

Đưa ra những kết quả tích cực và tiêu cực về việc quản lí tiền của trẻ. Ví dụ, khen ngợi nhiều và tích cực ủng hộ khi trẻ làm việc chăm chỉ để dành dụm vào quỹ. Đừng để trẻ làm việc nặng nhọc mà không để ý đến trẻ.

Bên cạnh đó cũng có những lời phê bình về những lỗi của trẻ. Điều này có nghĩa là để trẻ trải qua những điều tự nhiên trong cuộc sống, những kết quả diễn ra theo tự nhiên. Ví dụ như, nếu trẻ dành hết toàn bộ 30 đô la vào buổi hội chợ và tiêu hết trong  những phút đầu tiên thì chúng ta không nên đưa thêm tiền cho trẻ nữa. Thay vào đó, trẻ đó phải chịu hậu quả là không thể vui chơi thỏa thích vào khoảng thời gian còn lại trong buổi hội chợ.

Trong một vài trường hợp khác thì điều này có nghĩa là không cho trẻ các đặc quyền và coi đó như là một hậu quả mà trẻ phải chấp nhận vì lỗi của mình. Nếu con bạn không nghe lời, hay nói dối và ăn cắp đồ để bán đi lấy tiền tiêu xài thì chúng ta cần có hình phạt nghiêm khắc hơn.

Lượt đọc: 2,887