Lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ – Phần 2

Trẻ em tuổi đến trường (6-12 tuổi)

Nuôi nấng đứa trẻ trong độ tuổi đi học có thể thật tuyệt vời. Quan sát sự cố gắng của trẻ trong những hoạt động mới, cha mẹ có khả năng phải dành lời khen ngợi và khuyến khích thành tích nhưng cha mẹ đôi khi cũng có khả năng phải để trẻ gánh những hậu quả tự nhiên cho hành vi của chúng hoặc đưa ra những hình thức kỷ luật hợp lý để giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm.

Trẻ vị thành niên / thanh thiếu niên (13 – 18 tuổi)

Đối với hầu hết các gia đình có con cái trong độ tuổi thiếu niên, là một thử thách cho cả cha mẹ và con trẻ.

Học sinh trung học thường thiếu sự cởi mở với những người mới vào. Chúng thay đổi tâm sinh lý, thích bắt nạt bạn bè và thể hiện mình.  Điều này dẫn đến hành vi công kích bị động (“Tôi sẽ làm điều đó trong một phút”), tự ý thức (“Bạn đang nhìn chằm chằm vào cái gì vậy?”) Và tự ti(“Tôi không có gì tốt đẹp / hoặc quá tự mãn (“Vâng, tôi nghĩ tôi có thể làm điều đó.”) và tất nhiên tâm trạng ủ rũ (“Hãy để tôi một mình.”).

Trẻ tiến bộ nhất khi bước vào bậc phổ thông. Lúc này, trẻ đã thực sự bắt đầu xác định được chính mình và dự tính Kĩ năng phát triển được đẩy nhanh để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường đại học hoặc các chương trình đào tạo nghề.Tài năng được hoàn thiện. Kỹ năng xã hội được mài giũa và các mối quan hệ được gây dựng mang tính chất đứng đắn. Áp lực ngang hàng ở mức tối đa và thiếu niên trong xã hội ngày nay có nhiều sự lôi kéo lệch lạc hơn bao giờ hết.

Trong giai đoạn thanh thiếu niên, trẻ em cần cha mẹ mình hơn bao giờ hết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một môi trường gia đình tích cực,bao gồm các hoạt động gia đình vui vẻ, sự cởi mở trong việc chia sẻ thông tin liên lạc giữa cha mẹ-con cái và sự khuyến khích tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa và cộng đồng sẽ giúp trẻ em có thể bước qua những năm này tương đối dễ dàng.

Translator: Vũ Lan Phương

Lượt đọc: 3,155