14 lời khuyên giúp trẻ tăng cường trí thông minh cảm xúc (Phần 2)
Trong phần 1 của bài viết này chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị phụ huynh những lời khuyên để giúp con chúng ta tăng cường thông minh cảm xúc. Trong phần 2 này chúng tôi xin gửi tới quý vị những lời khuyên tiếp theo. Chúc quý vị thành công cùng con mình.
8.Dạy trẻ giải quyết vấn đề
“Mẹ con mình sẽ viết ra một danh sách toàn bộ những điều có thể giúp con, và sau đó con có thể chọn điều mà con muốn thử đầu tiên”; “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu con làm điều đó?”; “Con nghĩ như thế nào khi bạn con phản ứng lại như vậy?”
9. Dạy trẻ tự khích lệ bản thân
“Mình nên nói gì khi cảm thấy như vậy?”; “Mình có thể xử lý điều này”; “Mình có thể làm điều đó”; “Mình chỉ cần làm hết sức “; “Dần dần mình sẽ tiến bộ hơn”; “Mình xứng đáng được hạnh phúc”; “Mình thích được thử thách”; “Mình cần thật cố gắng để làm được điều này”
10. Nhận biết điều gì thúc đẩy trẻ thể hiện tốt nhất
“Con sẽ nói gì khi thức dậy để giúp con cảm thấy vui tươi bắt đầu một ngày mới?”; “Mẹ nhận thấy rằng khi gặp những khó khăn con chỉ cần cố gắng”; “Khi con có một mục tiêu, con đừng bỏ cuộc cho đến khi con đã đạt được nó”; “Con nói con sẽ làm điều đó … và con đã làm được”; “Mẹ thích cách con đã lên kế hoạch để ôn tập cho kỳ thi”
11. Dạy trẻ lắng nghe và nói theo những cách mà cho phép trẻ giải quyết xung đột và đàm phán giải pháp “đôi bên cùng có lợi”
“Chúng ta sẽ làm gì để mọi người đều vui vẻ? ”, “ Điều gì làm con nghĩ rằng bạn ấy muốn vậy?”,
“Con cần nghĩ ra một giải pháp tốt để con có thể nhận được cả những gì con cần?”; “Làm thế nào con có thể giải thích theo cách mà bạn ấy sẽ lắng nghe?”, “Bố thích nó khi con nói :Con có lỗi bố ạ, thay vì đổ lỗi cho bố”
12. Khen ngợi đúng lúc khi con tỏ ra tự kiềm chế được bản thân:
“Bố thích cách con vẫn bình tĩnh khi bạn con đã cao giọng – điều này cho thấy con sự -tự kiểm soát bản thân”; “Bố rất ấn tượng với cách con sử dụng từ ngữ và giữ bình tĩnh”; “con thực sự bình tĩnh khi con giải câu đố đó, ngay cả khi con không thể tìm thấy đáp án đúng con vẫn rất cố gắng, điều đó thực sự rất ấn tượng đối với bố”.
13. Nói về cảm xúc của bản thân
“Mẹ thấy rất chán vì quanh nhà rất lộn xộn”; “Bố cảm thấy rất thất vọng khi bố đang nói mà có người nói chen ngang”; “Bố thực sự lo lắng khi con không về nhà đúng giờ sau giờ học”; “Mẹ rất vui khi về nhà và thấy bếp gọn gàng”; “Con cảm thấy hơi buồn, con nghĩ là tối nay con sẽ sang nhà bạn con chơi”.
14. Bố mẹ hãy làm mẫu cho con về việc giữ bình tĩnh và kiểm soát được khi nổi giận.
“Mẹ đã có một ngày căng thẳng tại nơi làm việc – chúng ta sẽ nói chuyện sau khi mẹ đã bình tĩnh lại? ‘”; “ Mẹ không thích cách nói của con, và mẹ không muốn ngồi ở đây và lắng nghe theo cách như thế”, “à, giờ chúng ta có thể nói chuyện được rồi, mẹ có mấy việc cần nói với con?”, “Mẹ thấy hơi bực mình, có lẽ chúng ta nên về nhà”.
Nhiều phụ huynh phàn nàn về việc con mình hay bực bội, cáu gắt, thiếu bình tĩnh trong xử lý tình huống, nếu chúng ta không chú ý tới điều này, những bực bội nho nhỏ hôm nay lại có thể dẫn tới những vấn đề lớn hơn trong trường học hoặc trong cuộc sống sau này. Hãy tham khảo những lời khuyên này và giúp con tăng cường thông minh cảm xúc ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Thêm một nhắc nhở tới các bậc cha mẹ: dù bận tới đâu quý vị cũng đừng để còn ngồi trước TV, máy tính hoặc thiết bị di động, quá nhiều thời gian đơn độc với những thiết bị này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những ứng xử không tốt ở trẻ nhỏ. Việc phát triển thông minh cảm xúc là một quá trình dài lâu, cần sự bền bỉ, sự linh hoạt và quan tâm từ cha mẹ.
Nếu quý vị cần tham khảo cách dạy con phát triển thông minh cảm xúc, hãy liên lạc với FasTracKids Bé Thông Minh, 04 39411316, hoặc:Hotline 1: 093 6848629; Hotline 2: 0169 6303868; để có những thông tin tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Chúng tôi luôn đồng hành cùng tuổi thơ.
Lượt đọc: 921