ĐỊNH NGHĨA VÀ BIỆN PHÁP GIÚP CON TỰ TIN HƠN
Sự tự tin là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của một con người. Việc rèn luyện sự tự tin cho con sẽ giúp con có có thêm nhiều kỹ năng sống quan trọng để xử lý những mối quan hệ sau này của con, giúp con có thể sống độc lập hơn, không phụ thuộc và hòa nhập với môi trường tốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển kỹ năng xã hội cho con sau này.
Tự tin là gì?
Là sự tin tưởng vào bản thân, nhận thức và nắm rõ những ưu điểm cũng như khuyết điểm của bản thân, đồng thời phát huy khả năng của bản thân một cách tốt nhất. Tự tin khác với tự cao, nó không phải là tự tin vào bản thân một cách thái quá và mù quáng. Còn việc thiếu tự tin thì lại là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân của mình và không thể phát huy hết khả năng của bản thân, khiến chúng ta cảm thấy nhụt chí, không dám thể hiện bản thân hay nỗ lực và phấn đấu để phát triển bản thân.
Vậy là bố mẹ đã biết thế nào là sự tự tin rồi đấy. Vậy phải làm thế nào để giúp con phát triển sự tự tin, bố mẹ đã biết chưa? Hãy cùng Bé Thông Minh tìm hiểu nhé!
ĐỊNH NGHĨA VÀ BIỆN PHÁP GIÚP CON TỰ TIN HƠN
1. Giúp con phát hiện ra năng lực của bản thân
Bố mẹ hãy thử cùng con tìm ra một vài ưu điểm và phân loại các ưu điểm đó, giúp con hiểu được bản thân mình có thể làm được những gì, đồng thời cũng có thể nhờ sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh về những điều con còn chưa tự tin lắm. Hành động này sẽ tạo dựng sự tự tin cho các con dựa vào chính những điều con có thể làm được, đồng thời giúp con học được cách chủ động nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh trong trường hợp cần thiết.
2. Rèn luyện một số sở thích cho con
Mỗi đứa trẻ đều có một sở thích khác nhau, vậy nên, bố mẹ hãy thử tìm hiểu xem con mình thích gì và có khả năng trong lĩnh vực nào, từ đó mà có thể giúp con trau dồi và phát triển hơn trong chính lĩnh vực đó. Đừng áp đặt và tạo áp lực cho con, ép con trở thành một hình mẫu bản thân mong muốn mà hãy biến sở thích, năng khiếu và sở trường của con thành đam mê, thành niềm hăng say để thực hiện nó của con.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích con cùng thi đua với những bạn bè đồng trang lứa để con có thể học được cách tự đề ra mục tiêu cho bản thân mình trong những trò chơi mà mình thích. Tin chắc rằng con sẽ rất vui và tự hào nếu đạt được mục tiêu đó cho xem!
3. Dạy con tính độc lập
Hẳn bố mẹ nào cũng thương con, đồng thời luôn có động thái che chở cho con trước mọi sóng gió, nhưng điều này vô hình trung lại hình thành cho con thói ỷ lại vào bố mẹ và không thể tự hoàn thành bất cứ chuyện gì khi không có bố mẹ ở bên hoặc không chịu suy nghĩ, chỉ biết chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác. Nếu bố mẹ cứ chỉ cho con, làm cho con hết tất cả mọi chuyện thì con sẽ chẳng thể nào phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình, trở nên thụ động trong mọi công việc. Bởi vậy, bố mẹ hãy khuyến khích con tự lập hơn bằng những việc phù hợp với con, khuyến khích con chủ động hơn trong việc nhờ sự giúp đỡ của người khác, hoặc thậm chí là tự hoàn thành một mình mà không cần ai hỗ trợ. Điều này sẽ giúp con tự tin hơn rất nhiều trong công việc của bản thân cũng như việc giao tiếp với mọi người xung quanh.
4. Để con tự do khám phá
Bố mẹ nên cho phép con được tự do trong khuôn phép để khuyến khích con bộc lộ ra cá tính của bản thân cũng như trải nghiệm những kiến thức của cuộc sống và xã hội, học hỏi và rèn luyện được thêm nhiều kỹ năng hơn. Bố mẹ có thể đưa con tới một nơi an toàn trong tầm kiểm soát của mình rồi để bé tự do thỏa sức tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Điều này là vô cùng quan trọng trong quá trình nâng cao sự tự tin cho con. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại thường hay lo sợ con sẽ bị ốm hay gặp nguy hiểm gì đó mà ngăn cấm hay hạn chế con, đây lại là điều không nên vì nó vô tình sẽ như một gọng kìm ghì chặt lấy con, kìm hãm sự phát triển bình thường của con, khiến con không thể tự tin và vươn lên được.
5. Dạy con sự lạc quan
Nguyên nhân của việc nhút nhát ở trẻ nhỏ đó là tâm lý sợ sai. Các con luôn có cảm giác sợ hãi, không biết mình có làm sai hay không mà từ đó dẫn đến việc là con sẽ không dám làm. Chính điều này cũng góp phần hủy đi sự tự tin của con. Vậy nên, bố mẹ hãy dạy con về sự sai lầm cũng như chấp nhận những sai lầm đó. Nếu để con có những suy nghĩ tiêu cực về các vấn đề mà con trải qua thì hãy giúp con cảm thấy thoải mái hơn và hướng con suy nghĩ tích cực hơn. Đồng thời hãy cùng con xây dựng một số các phương pháp để khắc phục vấn đề, xây dựng mục tiêu cụ thể để phát triển cho con.
Ngoài ra, hãy khuyến khích con bằng những phần thưởng mà con mong muốn. Bố mẹ hãy chấp nhận những lỗi sai của con, đồng thời khích lệ và động viên con, giúp con thoải mái và nâng cao sự tự tin trong cuộc sống, cổ vũ con cố gắng trong những lần tiếp theo hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên bày tỏ rõ quan điểm của mình về vấn đề lỗi sai của con này, tránh để con hiểu sai rằng việc lặp lại lỗi sai là hoàn toàn có thể tha thứ và được phép.
Từ 3 – 9 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin và tự lập. Đặc biệt là việc giúp trẻ tự tin sẽ khiến trẻ có thể làm được nhiều thứ và thành công trong cuộc sống sau này. Hãy bắt đầu ngay với Bé Thông Minh ngay nào!
Lượt đọc: 606