Giúp trẻ học tốt hơn với… Mozart!
Liệu một list nhạc cổ điển sau giờ nghỉ trưa có giúp bé An hoàn thành bài vở nhanh hơn, tốt hơn? Hay việc tham gia lớp học piano có khiến bé Mi đạt điểm cao môn Toán?
Nghiên cứu các tác dụng của âm nhạc đối với học hành có những bước tiến trong hàng thập kỷ qua. Khi nghiên cứu về Hiệu ứng Mozart – thuyết đề xướng việc nghe nhạc Mozart có thể tạm thời nâng cao hiệu quả làm việc và cả IQ – đã trở nên thịnh hành vào cuối những năm 1950. Phụ huynh ở khắp nơi bắt đầu thử cho con cái nghe nhạc cổ điển. Thuyết Mozart nổi tiếng đến nỗi mà chính quyền Georgia đã đề xuất ngân sách cho phép mỗi đứa trẻ sinh ra ở Georgia được nhận một đĩa nhạc cổ điển. Vậy liệu những đứa trẻ ở Georgia bây giờ có trí thông minh cao hơn trí thông minh trung bình trên toàn nước Mỹ hay không? Liệu Mozart có thực sự làm cho trẻ thông minh hơn?
Như với hầu hết các thuyết, những cuộc tranh luận xung quanh Hiệu ứng Mozart vẫn đang diễn ra. Nhưng có một điều không thể phủ nhận được, đó là sự thật khi các bài học âm nhạc được giảng dạy một cách đều đặn giúp trẻ vượt qua được hầu hết các tiêu chí kiểm tra – bao gồm cả kết quả học vấn nói chung. Một nhóm nghiên cứu Canada từ trường Đại học McMaster đã so sánh 2 nhóm bao gồm 6 trẻ từ độ tuổi 4 đến 6 tuổi; một nhóm học các lớp học âm nhạc và nhóm còn lại không được học. Kết quả đã được xuất bản trên tạp chí Khối óc (Brain) vào ngày 20 tháng 9 năm 2006, chứng tỏ rằng trẻ được học nhạc vượt trội so với trẻ đồng lứa trong khả năng ghi nhớ cũng như các khả năng không liên quan đến âm nhạc như văn học, toán học và cả IQ.
Cô Brigid Finucane, Giáo viên dạy nhạc cấp Mầm non tại trường nhạc ở Chicago đã chứng kiến nhiều tác động tích cực của việc giảng dạy âm nhạc cho trẻ.
“Việc giảng dạy âm nhạc một cách chính thống cần có sự tập trung, kỷ luật và lòng quyết tâm. Nhịp điệu và giai điệu là những thành phần cốt yếu trong âm nhạc. Trẻ có thể giữ nhịp tốt sẽ có khả năng tốt trong việc đọc. Những bài hát sẽ làm giàu lượng từ vựng, dạy trẻ cách sử dụng thì và số nhiều, sử dụng ngôn ngữ thơ ca, cho phép trẻ tiếp cận cách hình tượng hóa, ẩn dụ cũng như khuyến khích trẻ phát âm chuẩn. Thông qua âm nhạc chúng ta được tìm hiểu thêm về chính chúng ta, về văn hóa của nước ta cũng như các nền văn hóa khác, âm nhạc còn mang đến kiến thức về khoa học và toán học, lễ hội, cổ vũ cho sự sáng tạo và các cảm xúc con người.”
Ông Scott Cross, Giám đốc phát triển giáo dục tại Kindermusik International cũng tin rằng những lời ích phi âm nhạc từ các lớp học âm nhạc cũng đóng góp vào các thành tựu học vấn.
“Các lớp học âm nhạc giúp trẻ nhỏ bằng cách khiến trẻ hiểu được các khái niệm như cao và thấp, nhanh và chậm, bắt đầu và dừng lại. Đọc nốt nhạc từ trái qua phải tăng cường khả năng đọc của trẻ. Việc đếm nhịp và giữ nhịp củng cố vai trò của số học và giúp trẻ hiểu được những khái niệm toán học đầu tiên.”
Lợi ích của việc dạy và học nhạc không chỉ giới hạn trong những năm đầu đời. Theo như hiệp hội Quốc gia về giáo dục âm nhạc (Hoa Kỳ), những thí sinh tham dự kỳ thi SAT (kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học của Hoa Kỳ) với nền tảng âm nhạc tốt sẽ có điểm cao hơn những người chưa từng được học nhạc. Theo thống kê thì số điểm cao dao động từ 56 điểm với phần từ vựng và 39 điểm với phần toán học. Những người ủng hộ việc dạy và học nhạc còn chỉ ra vô số các lợi ích khác như lòng tự tôn cao hơn, khả năng tập trung và hợp tác tốt hơn. Và càng học nhạc lâu bao nhiêu, thì những lợi ích càng lớn bấy nhiêu.
Và cuối cùng, để kết luận cho việc liệu âm nhạc có tác dụng đối với việc nâng cao kỹ năng của trẻ hay không, một giáo viên dạy nhạc tại trường mầm non ở Chicago đã bày tỏ
“Các giáo viên tại các cơ sở đã kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện về việc trẻ phát triển thế nào nhờ có âm nhạc. Chưa kể đến các lợi ích về học tập thì riêng việc nhảy múa và hát theo điệu nhạc cũng mang đến cho trẻ những giờ phút vui vẻ, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.”
Lượt đọc: 5,363