Làm gì khi trẻ bị căng thẳng?

Căng thẳng là khi ta cảm thấy mọi thứ quá tải so với những gì ta có thể đáp ứng và làm được. Khi không tìm ra phương pháp giải quyết công việc phù hợp, sẽ dẫn dễ dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Những thứ mang lại sự mệt mỏi có thể xuất phát từ gia đình, công việc hay bạn bè. Chúng ta thường có lối suy nghĩ, chỉ có người lớn mới có thể bị căng thẳng, nhưng không, đối với mỗi độ tuổi nào, cũng đều có những áp lực riêng để dẫn tới căng thẳng. Và trẻ em cũng không ngoại lệ. Trẻ bị căng thẳng do đâu? Dấu hiệu là gì và chúng ta cần giúp trẻ thế nào?

Lý do trẻ bị căng thẳng?

Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến độ tuổi từ mẫu giáo. Vì đây là độ tuổi trẻ nhận thức rõ ràng về những thay đổi đang diễn ra xung quanh mình. Đối với thời điểm này, một ngày của trẻ luôn được đong đầy bởi những hoạt động: chơi, chạy, nhảy, vẽ… và tràn ngập tiếng cười, sự yêu thương. Nhưng đôi khi có những điều tác động lên trẻ một cách bất ngờ sẽ khiên trẻ ko kịp thích nghi, cảm thấy những thứ đó quá tải so với khả năng chịu đựng của mình. Và thật bất ngờ khi biết rằng, có không ít lý do khiến trẻ bị căng thẳng.

  • Bị thay đổi thói quen:
  • Cha mẹ có thêm em bé:
  • Cô giáo mới
  • Xa cách ai đó mà trẻ yêu thương
  • Nhà mới, phòng mới
  • Hoạt động quá nhiều khiến trẻ mệt mỏi
  • Trẻ ốm
  • Bị mất đồ chơi yêu thích

Và còn những lý do khác tùy thuộc vào hoàn cảnh đặc trưng của trẻ. Cha mẹ nên chú ý hơn thái độ của con khi con gặp phải những tình huống thế này để biết được con có đang bị căng thẳng thay không.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị căng thẳng

Khi một đứa trẻ bị căng thẳng là khi cảm xúc của trẻ khác với ngày thường. Cha mẹ có thể dựa vào những thay đổi sau để biết được con mình có đang gặp vấn đề gì không.

  • Trẻ có hành vi bám víu lấy cha mẹ
  • Khó ngủ, bị bồn chồn
  • Không muốn vui chơi
  • Không muốn đi ra ngoài
  • Luôn xuất hiện với vẻ mặt buồn rầu
  • Cười ít hơn
  • Đánh, cắn, có những hành vi gây hấn (những hành vi mà bình thường trẻ không làm)
  • Thường xuyên khóc
  • Cáu kỉnh

Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào tính cách nhưng nhìn chung khi trẻ bị căng thẳng trẻ sẽ có những đổi thay rõ rệt khác với ngày thường. Nếu cha mẹ không có sự tác động kịp thời, tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến những hành vi, suy nghĩ tiêu cực khi trẻ lớn lên.

 Và để giúp con giảm bớt những căng thẳng đó, cha mẹ có thể làm gì?

  • Tập trung vào con hơn: công việc bận rộn đôi khi sẽ khiến bố mẹ không thể dành nhiều thời gian cho con. Nhưng trong khoảng thời gian mà xảy ra bất kì thay đổi gì của con, hãy cố gắng ở cạnh con nhiều hơn, hỏi con về cảm giác hay đơn giản là hôm nay con được học gì, ăn gì. Trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn khi được cha mẹ quan tâm.
  • Thiết lập kế hoạch cho con: cha mẹ biết không, con sẽ cảm thấy thích thú hơn khi biết những gì đang chờ đón mình và cần mình thực hiện. Đề ra những nhiệm vụ vui vẻ cho con thực hiện sẽ làm giảm đi thời gian buồn chán của con và dần dần trẻ sẽ lãng quên những điều ko vui.
  • Đọc sách cùng con: Trẻ mẫu giáo rất thích nghe kể chuyện. Hãy dành thời gian ngồi cùng con đọc một cuốn ngụ ngôn, một mẩu chuyện nhỏ, cùng còn thảo luận về những nhân vật, những tình huống xảy ra trong chuyện. Chắc chắn tâm trạng của con sẽ tốt hơn rất nhiều.
  • Vẽ ra tâm trạng, tô màu cảm giác. Khi thấy con có những biểu hiện căng thẳng, cha mẹ có thể giúp con vẽ ra những khuôn mặt với những tâm trạng khác nhau, tô màu hợp với cảm giác của con nhất và nói cho con biết rằng khuôn mặt nào là đẹp nhất để hướng con đến những cảm giác tích cực hơn.
  • Cùng con tập thể dục: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp con thấy thoải mái hơn. Cha mẹ có thể chọn những bộ môn mà con thích như bơi, cầu lông, đá cầu, đá bóng…
  • Chú ý giấc ngủ của con: Một giấc ngủ ngon sẽ giúp con giảm bớt căng thẳng. Cha mẹ nên hỗ trợ giấc ngủ cho con bằng cách dỗ dành, đọc truyện cho con trước khi ngủ hoặc nằm cạnh con để con cảm thấy an tâm hơn. Nếu con ngủ riêng, hãy ra khỏi phòng con khi thích hợp.

khi trẻ bị căng thẳng, trẻ cần được bố mẹ hỗ trợ

Trẻ dễ bị căng thẳng cũng một phần là do trẻ chưa được làm quen nhiều với những môi trường tích cực, chưa bạo dạn và tự tin khi tiếp xúc với những thay đổi đột ngột. Vì thế cha mẹ cũng cần rèn luyện cho con sự dạn dĩ, bồi dưỡng kỹ năng để con dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống hơn. Và FasTracKids – Bé Thông Minh là một địa chỉ vô cùng đáng tin cậy để cha mẹ có thể giúp con rèn luyện kỹ năng. Chương trình dành cho trẻ 4 – 8 tuổi, đây là thời kỳ cửa sổ cơ hội của trẻ, thời kỳ mà trẻ phát triển về tâm lý và tiếp nhận kiến thức rất nhanh, quyết định việc học tập và thành công sau này của trẻ. Môi trường học tập vui vẻ, sống động, giáo trình theo phương pháp giáo dục chuẩn Mỹ sẽ thực sự là giải pháp cho các bậc cha mẹ mong muốn con mình trở nên tự tin hơn khi gặp bất kỳ sự thay đổi nào. Hãy đăng ký ngay với chúng tôi nếu cha mẹ đang gặp những vướng mắc. Liên hệ hotline 098 292 9815 hoặc 024 3941 1316; email: kids@indochinapro.com.

 

Lượt đọc: 1,154