LÀM SAO ĐỂ CON TỰ TIN VÀO BẢN THÂN HƠN?

Thực tế cho thấy việc con thiếu tự tin có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bản tính con nhút nhát, hay tự ti về ngoại hình của mình hoặc chưa từng được tiếp xúc với đám đông, hoặc con đã từng thất bại trước đám đông. Thậm chí là cả sự mắng mỏ, chê bai đến từ chính bố mẹ của chúng cũng như những người xung quanh, hay sự quan tâm nuông chiều quá mức khiến con dần mất đi sự tự tin vốn có,…

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, chúng ta có thể rèn luyện sự tự tin cho con từ khi còn rất nhỏ, và điều đó sẽ dần tăng lên mỗi khi con học được một kỹ năng mới hay vượt qua được một cột mộc quan trọng trong đời nào đó.

LÀM SAO ĐỂ CON TỰ TIN VÀO BẢN THÂN HƠN?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc con thiếu tự tin và nhút nhát. Và chỉ khi bố mẹ hiểu được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì mới có thể giúp được cho con, đưa ra kế hoạch thay đổi để con có thể hòa nhập tốt hơn với cuộc sống xung quanh. Ví dụ như: Con thường cảm thấy thiếu tự tin ở đâu? Với ai? Trong những trường hợp và mối quan hệ như thế nào? Con có bạn bè trên lớp không? Có hay phát biểu ý kiến hay không?

Việc bố mẹ bao bọc thái quá, không cho con tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài cũng sẽ một phần khiến con trở nên nhút nhát vì quá thiếu những kỹ năng cần thiết. Vẫn biết bố mẹ nào cũng thương con, sợ con sẽ mệt, sẽ đau khi phải làm một mình, sẽ gặp khó khăn mà nản lòng nên thường hay làm giúp con, khiến con không có cơ hội để làm bất cứ chuyện gì, đụng chuyện gì cũng không biết làm, dẫn đến con sẽ rất thiếu kỹ năng xử lý khi gặp tình huống. Chỉ khi con có thêm cơ hội được tiếp xúc, thử sức với cái mới, thể hiện khả năng của bản thân thì mới có thể tiến gần hơn đến với sự tự tin được.

Việc bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, luôn có suy nghĩ sợ con sẽ tổn thương khi va vấp bên ngoài sẽ khiến con mất đi sự tự tin và ngày càng trở nên ngại giao tiếp hơn. Bởi vậy, bố mẹ nên thường xuyên đưa con tới tham gia các hoạt động bên ngoài, để con có cơ hội học được cách giao tiếp cũng như kỹ năng xử lý tình huống mà không cần ỷ lại vào bố mẹ quá nhiều. Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi cũng sẽ khiến con có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát hay sợ sệt nữa. Khi chơi cùng các bạn, con cũng sẽ tự tin nói ra những suy nghĩ và ý kiến của mình mà không sợ sai hay bị la mắng gì cả. Khi những điều này trở thành thói quen, lâu dần con cũng sẽ học được cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Đồng thời, khi tiếp xúc được với những người chưa quen, trẻ cũng sẽ trở nên mạnh dạn hơn, và sự tự tin cũng sẽ theo đó mà xuất hiện.

LÀM SAO ĐỂ CON TỰ TIN VÀO BẢN THÂN HƠN?

Khi con mắc sai lầm, hãy để con được tự khắc phục sai lầm ấy dưới sự hỗ trợ của người lớn thay vì làm hộ con hay la mắng con. Xin đừng quát mắng, bởi làm vậy sẽ khiến con sợ hãi và lâu dần sẽ dẫn tới tâm lý mất tự tin. Còn khi con làm được một việc gì đó, cho dù chỉ đơn giản là biết tự đánh răng, tự dậy đi vệ sinh buổi tối hay học được cách đi xe đạp, bố mẹ hãy khen ngợi cả về thành quả cũng như quá trình nỗ lực của con khi đạt được thành quả đó. Có đôi khi những lời khen tưởng như vô thưởng vô phạt của bố mẹ nhưng lại giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng sự tự tin cho con đấy!

Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành công trong cuộc sống, vậy nên, hãy tạo cơ hội cho con được rèn luyện từ nhỏ để sự tự tin ấy như một tòa thành vững chãi trong lòng con, không gì có thể đánh sập được nó.

Từ 3 – 9 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin và tự lập. Đặc biệt là việc giúp trẻ tự tin sẽ khiến trẻ có thể làm được nhiều thứ và thành công trong cuộc sống sau này. Hãy bắt đầu ngay với Bé Thông Minh ngay nào!

Lượt đọc: 896