PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CHO TRẺ BẰNG CÁCH NÀO PHẦN 2

Tiếp theo của Phát triển vốn từ vựng cho trẻ bằng cách nào phần 1:

  1. Viết về những điều trẻ yêu thích

Đôi khi trẻ em không thích viết bởi trẻ cảm thật bị bắt phải viết về những thứ trẻ không quan tâm ở trường. Chúng ta cần làm cách khác, hãy khuyến khích con bạn viết về bất kỳ chủ đề nào khiến trẻ say mê. Khi đó hãy để cho trẻ thấy thoải mái, chúng ta không sửa chữa nhiều. Người ta đã chứng minh rằng trẻ em thích viết lách có khả năng viết ở mức độ mong đợi cao hơn gấp bảy lần so với độ tuổi của chúng. Vì thế hãy khuyến khích con bạn viết.

  1.  Tạo một bức tường hay một quyển sổ đầy chữ

Đây là một cách tuyệt vời để giúp các từ mới ngấm vào não của con bạn. Bố mẹ có thể cùng con viết mỗi từ mới trẻ học được vào một tờ giấy và dán chúng lên tường trong phòng ngủ của trẻ hoặc vào một cuốn sổ, và trẻ sẽ thường xuyên mở cuốn sổ đó ra xem lại, chúng ta còn có thể coi đó là một cuốn sổ lưu niệm, nó chứa đựng câu chuyện ngày đó con đã nguệch ngoạc viết và đọc ra như thế nào.

  1. Giới thiệu mỗi ngày một từ cũng là cách tốt để phát triển vốn từ vựng cho trẻ

Giới thiệu một từ mới mỗi ngày sẽ tăng vốn từ vựng của con bạn ít nhất 365 từ mỗi năm và là hoạt động mà cả gia đình có thể tham gia. Tại sao lại chỉ 1 từ, vì chúng ta muốn tập trung vào việc con bạn biết nghĩa của từ, vì sau đó trẻ sẽ có thể sử dụng nó trong cách nói hoặc viết của mình một cách chuẩn xác nhất.

Thực tế thì không phải chúng ta chỉ tăng thêm cho trẻ 365 từ mỗi năm, bởi trong quá trình học tập, nói chuyện, vui chơi con học được thêm nhiều từ hơn rất nhiều, mục tiêu mỗi từ một ngày lại mang đến nhiều lợi ích hơn rất nhiều

  1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ đương nhiên cực kỳ thú vị khi bố mẹ và con trẻ chơi cùng nhau

Bố mẹ là những người thầy đầu tiên của con, việc chơi với con là một phần rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, tăng cường cảm xúc, tăng cường tư duy phản biện và sáng tạo. Trẻ em học cách tạo ra âm thanh mới, nói thành câu đầy đủ, đặt câu hỏi và hiểu cách thức hoạt động của các tương tác. Chơi với các bạn bè cũng giúp trẻ giao tiếp với những đứa trẻ khác tốt hơn, tạo nền móng cho kỹ năng giao tiếp sau này.

Phát triển vốn từ vựng cho trẻ

  1. Đừng sợ trẻ không hiểu.

Trẻ em luôn có vốn từ vựn tiếp thu lớn hơn từ vựng diễn đạt: nghĩa là trẻ hiểu nhiều từ hơn khả năng sử dụng. Điều này có nghĩa là không cần đơn giản hóa cách chúng ta nói chuyện với trẻ. Chúng ta hy vọng trẻ em sẽ tiếp thu những từ ngữ mà chúng ta đang sử dụng. Trẻ em cần được tiếp xúc với một từ khoảng 12 lần để hoàn thành việc tiếp thu. Đương nhiên các bố mẹ cũng cần hiểu rằng, không cần đơn giản hóa không có nghĩa là chúng ta nói bậy, nói về những điều ngoại phạm vi một đứa trẻ cần biết, nói về những bức xúc hay các vấn đề của xã hội vượt tầm hiểu biết non nớt của trẻ, những vấn đề có thể vô hình chung gây ra nỗi sợ hãi, sự thù hận hoặc lệch lạc trong đánh giá vấn đề.

  1.  Chỉ cho trẻ cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa hay trái nghĩa sẽ giúp phát triển vốn từ vựng cho trẻ và cải thiện chất lượng bài viết của chúng sau này, vì vậy ngay khi có thể hãy dạy cho con điều này.

Bạn có thể chỉ cho con là nếu con sử dụng 1 từ lặp đi lặp lại trong khi kể chuyện hay trong bài viết thì thật là buồn chán, hãy chọn những từ đồng nghĩa để làm cho mọi nội dung trở nên phong phú hơn.    

  1. Hãy quan tâm đến ngôn ngữ và coi đây là trọng tâm trong những năm đầu đời của trẻ

Sự củng cố tích cực luôn giúp trẻ học hỏi, trong lĩnh vực ngôn ngữ chúng ta hãy tạo ra một môi trường mà từ vựng được ca ngợi và tôn vinh. Khi trải nghiệm học từ vựng càng thú vị, trẻ càng có xu hướng tiếp thu nó nhiều hơn.

Khi lớn hơn trẻ cần có môi trường trải nghiệm và giao tiếp cùng bạn bè đồng trang lứa. Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh là chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và chuản bị cho trẻ vào lớp 1, hãy liên lạc ngay với chúng tôi khi con bạn trong độ tuổi 3-9. Hotline: 0982929815 | Email: kids@indochinapro.com.

Lượt đọc: 305