LẠM DỤNG THIẾT BỊ DI ĐỘNG Ở TRẺ
Lạm dụng thiết bị di động:
Ngày nay chúng ta đã quen với việc nhìn thấy một hoặc nhiều trẻ sử dụng thiết bị di động trong gia đình, khi đi chơi cùng với bạn bè, và đôi khi chúng ta không để ý rằng việc lạm dụng thiết bị di động đang ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Trước đây thì 1 trẻ cầm điện thoại di động và nhiều trẻ khác xúm xít vây quanh, giờ đây bạn có thể bắt gặp hình ảnh nhiều bố mẹ ngồi quanh bàn nói chuyện còn con cái thì mỗi trẻ một điện thoại, tập trung vào đó và không nói chuyện với nhau.
Nguyên nhân của việc lạm dụng thiết bị di động
Các bạn có biết là những đứa trẻ sinh ra từ năm 2010-2025 được gọi là thế hệ Alpha. Thế hệ Alpha sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng một cách tự nhiên. Những đứa trẻ này được sinh ra cùng với smart phone, máy tính bảng và các ứng dụng. Thế hệ Alpha không biết hoặc không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có các thiết bị đó. Như vậy chúng ta thấy rằng, sự phát triển của công nghệ là nguyên nhân đầu tiên.
Bản tính của trẻ rất tò mò, các trò chơi, phim ảnh, các câu chuyện mà trẻ được tiếp cận lại rất đẹp mắt, vô cùng hứng thú, nên trẻ bị cuốn vào đó là điều dễ hiểu.
Khi cha mẹ bận rộn thì tivi, thiết bị di động là cứu cánh để giữ trẻ khỏi làm phiền tới cha mẹ, và đây là nguyên nhân thứ 2 dẫn tới việc lạm dụng thiết bị di động.
Có cách nào để biết trẻ rơi vào tình trạng lạm dụng thiết bị di động hay nói cách khác có nguy cơ nghiện thiết bị di động:
- Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng tích cực của thiết bị di động, đặc biệt thế hệ Alpha là thế hệ sống cùng công nghệ, vấn đề ở chỗ cần kiểm soát bao nhiêu là đủ ở từng độ tuổi
- Chắc các bạn cũng biết về dopamine, Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh giúp hai tế bào thần kinh giao tiếp. Nó được tiết ra khi có những trải nghiệm ‘thú vị’ hoặc ‘bổ ích’ và cho bộ não của bạn biết rằng bạn muốn nhiều hơn nữa, đây là cách chúng ta bị nghiện. Kích thích liên tục từ màn hình giúp chúng ta thích thú khiến não tiết ra quá nhiều dopamine và adrenaline, theo cách đó chúng ta dễ bị gây nghiện.
Vậy thì như thế nào nghiện thiết bị di động:
- Khi bạn thấy trẻ hoàn toàn chìm đắm với màn hình và trẻ cảm thấy rằng chỉ có màn hình khiến chúng hạnh phúc.
- Bất cứ lúc nào rảnh là trẻ với tay lấy thiết bị di động, hoặc xem tivi suốt ngày, ăn cũng cần xem tivi, kể chuyện cũng là những câu chuyện trên tivi hoặc từ những game mà trẻ đang thích thú
- Khó ngủ, lơ đễnh trong giao tiếp, chỉ tập trung khi có màn hình.
- Đòi hỏi gắt gao để có được màn hình,
Và lúc này cha mẹ cần điều chỉnh ngay.
Mỗi vấn đề đều có tính tích cực và tiêu cực của nó, nếu vừa đủ thì không vấn đề, tuy nhiên ranh giới giữa đủ và lạm dụng lại rất mong manh.
Chúng ta đang trong thời đại công nghệ số, và mặt tích cực thì chúng ta biết rồi: chỉ cần một chạm là con gửi được bài tập cho cô giáo, học tiếng Anh, học toán, tập vẽ, học múa, hát cùng màn hình. Chỉ cần 1 chạm là con đã có được rất nhiều thông tin mình yêu thích, giúp con thư giãn, học tập hoặc kết nối với nhiều người.
Tuy nhiên chỉ cần lơ là chút thì các con lại gặp rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần và thể chất.
- Khi trẻ quá nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi thì có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.
- Khi lớn hơn 1 chút thì nghiện thiết bị di động có thể gây ra
Tác hại của việc lạm dụng thiết bị di động:
- Ảnh hưởng không tốt tới thị lực
- Con sẽ hay đau đầu
- Con dễ mắc các chứng bệnh cổ vai gáy, hỏng tư thế: vẹo xương, gù lưng, lệch vai, cứng cổ…
- Các con gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp,
- Hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ, từ vựng, diễn đạt
- Kỹ năng xã hội kém, thiếu tự tin,
- Không thích tương tác với môi trường xung quanh
- Lười vận động
- Khó kiểm soát được cảm xúc, dễ cáu gắt, bạo lực
- Ngại làm thật vì làm thật khó hơn nhiều.
- Khó chịu đựng được tổn thất vì trong game luôn có thể restart dễ dàng khi chơi hỏng hoặc thích chơi lại
- Hạn chế tưởng tượng và sáng tạo
- Có thể gặp các tình huống lôi kéo rủ rê, bạo lực trên mạng, tiếp cận các thông tin không có lợi cho độ tuổi.
- Các con chưa thể phân biệt được các thông tin đúng sai nên có thể sẽ làm theo các hướng dẫn xấu, nguy hiểm tới tính mạng hoặc nhân cách.
Chúng ta cần làm gì?
Làm gì luôn là điều khó nhất, chúng tôi có vài gợi ý dành cho bố mẹ
- Khi con bạn nói “Mẹ ơi con buồn không biết làm gì”, bạn đừng đưa cho con thiết bị di động hoặc bật tivi. Hãy nhớ khi trẻ thấy buồn chán vì không biết làm gì, khi đó sự sáng tạo có cơ hội bùng nổ. Lần tới khi con bạn phàn nàn như thế hãy hỏi con: vậy chúng ta có thể làm gì nhỉ, chơi bóng, xếp hình, vẽ, cắt dán hay làm bánh….nói chung bố mẹ cần chuẩn bị sẵn các giải pháp không dùng tới màn hình
- Đưa ra lựa chọn tốt: đó là dựa vào sở thích của con, khuyến khích các sở thích về thể thao, bơi lội, đá bóng, sưu tầm, đọc sách, âm nhạc, mỹ thuật, …bạn cũng có thể nhân cơ hội này rủ con tham gia vào việc nhà, nấu ăn
- Căn đủ thời gian: ví dụ với trẻ 4-6 tuổi, mỗi ngày tối đa chỉ được 2 tiếng ngồi với các loại màn hình, càng ít hơn thì càng tốt
- Tạo môi trường: hãy luôn đồng hành cùng con, và tạo môi trường giao tiếp với con, hãy cho con nghe tiếng của bạn nhiều hơn thời gian ngồi với màn hình.
- Không sử dụng biện pháp cấm đoán ngay lập tức, hãy từ từ thay đổi
- Làm gương cho con,
- Đừng vội mua ngay cho con thiết bị di động khi con còn nhỏ
- Đặt tivi và máy tính ở những khu vực chung để có thể kiểm soát thời gian.
- Ba mẹ cần nhất quán và kiên định kèm với việc giải thích cho con một cách dễ hiểu nhất sao cho con dễ tiếp thu nhất những quy định của mình.
Nếu bố mẹ không có đủ thời gian hướng dẫn hoặc cho con tham gia trải nghiệm, hãy liên lạc với Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh, chúng tôi có rất nhiều phương pháp hay giúp cho trẻ thích thú trong học tập và giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị di động.
Hotline: 0982929815
Email: kids@indochinapro.com
Lượt đọc: 595