CON CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1, BỐ MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Không giống như khi còn đi học mẫu giáo, khi phần lớn thời gian trên lớp của con chỉ là vui chơi thì khi lên lớp 1, mọi khoảng thời gian vui chơi đó sẽ phải dành hầu hết cho việc học tập. Không chỉ có vậy, đến khi về nhà, con cũng vẫn phải làm bài tập cũng như tuân thủ nhiều kỷ luật gắt gao hơn nữa khiến các con khó lòng thích nghi được trong thời gian ngắn. Vậy nên, giai đoạn chuyển tiếp này là một bước ngoặt lớn, cũng là một thách thức trong giai đoạn phát triển đầu đời của con. Hôm nay, Bé Thông Minh sẽ giới thiệu cho bố mẹ một vài phương pháp để chuẩn bị cho con vào lớp 1 nhé!

1. Xây dựng thói quen học tập cho con

Bước vào lớp 1, con sẽ không còn được vui chơi nhiều như khi còn học mẫu giáo nữa. Thay vào đó, con sẽ phải học và làm bài tập mỗi ngày. Tuy nhiên, khả năng tập trung của trẻ ở độ tuổi này thường khá kém, do đó, con sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi mới bắt đầu nhập học. Để rèn luyện khả năng tập trung cho con, bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích con làm những việc con yêu thích trong thời gian ngắn và từ từ tăng thời lượng lên. Khi việc tập trung ngồi học đã dần trở thành thói quen với con, bố mẹ có thể thử đổi sang các hoạt động khác, mới lạ hơn và có tính thử thách hơn.

CON CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1, BỐ MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Ngay từ năm cuối của mẫu giáo, bố mẹ hãy bắt đầu cùng con trò chuyện về những vấn đề liên quan tới trường mới, bạn mới, thầy cô mới, hoặc bố mẹ cũng có thể đăng ký cho con tới trường tham quan thực tế về ngôi trường mà con sắp học, cùng con khám phá trường, gặp gỡ giáo viên hay tham quan sân chơi,… Bố mẹ cũng cần lưu ý, khi giới thiệu cho con về môi trường học tập mới ở trường tiểu học, bố mẹ nên giới thiệu cho con về những điều tích cực mà con sẽ được học ở trường thay vì dọa dẫm sẽ khiến con cảm thấy sợ việc phải đi học. Hãy kể cho con nghe về những điều thú vị mà con sẽ được học tại trường mới và từ đó sẽ kích thích được sự tò mò và niềm yêu thích học tập trong con.

2. Rèn luyện tính tự lập cho con

Dù ở nhiều trường mầm non quốc tế, các con đều được dạy các kỹ năng sống giúp con tự lập và có thể tự mình vệ sinh cá nhân, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,… Thế nhưng, tại một số trường mẫu giáo khác, các bảo mẫu hay giáo viên mầm non vẫn thường làm giúp con những việc này, hay khi ở nhà, con được bố mẹ và người thân bao bọc quá kỹ cũng lại là một nguyên nhân dẫn đến hậu quả là con sẽ khó có thể tự lập cũng như hòa nhập được với môi trường ở trường tiểu học.  Vậy nên, ngay từ kỳ nghỉ hè trước khi vào lớp 1, bố mẹ hãy dành thời gian để rèn luyện cho con một vài kỹ năng sống tự lập như:

  • Dạy con cách tự thay quần áo hằng ngày
  • Tự sắp xếp các dụng cụ học tập vào balo một cách ngay ngắn
  • Tự thu xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong
  • Tự xúc đồ ăn
  • Cách sử dụng và giữ gìn các dụng cụ học tập
  • Biết xin phép giáo viên(khi ở trong lớp học) và tự đi vệ sinh
  • Ngủ sớm dậy sớm

3. Phát triển kỹ năng giao tiếp và sự tự tin cho con

CON CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1, BỐ MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Lần đầu tiên tới một môi trường mới, việc phải tiếp xúc với giáo viên hay bạn bè mới sẽ có thể khiến con sợ hãi, không dám giao tiếp với mọi người. Việc kỹ năng giao tiếp kém cũng sẽ khiến giáo viên không thể hiểu được những thắc mắc hay vấn đề mà con đang gặp phải để hướng dẫn cũng như giúp đỡ con. Vậy nên, bố mẹ cần rèn trước cho con kỹ năng lắng nghe người khác, kỹ năng đặt câu hỏi cũng như cách diễn đạt câu trả lời. Bố mẹ cũng có thể rèn luyện những kỹ năng này cho con bằng việc thường xuyên dẫn con ra ngoài giao lưu với những người khác. Ví dụ khi dẫn con sang nhà hàng xóm, bố mẹ hãy khuyến khích con tự mình trả lời những câu hỏi mà hàng xóm đưa ra thay vì nói thay cho con, từ đó cũng sẽ giúp con mạnh dạn và tự tin hơn cũng như rèn luyện được khả năng diễn đạt những gì mình muốn.

4. Đồng hành cùng con

Việc không còn được vui chơi nhiều như khi còn học mẫu giáo sẽ khiến con gặp không ít khó khăn. Khi đó, bố mẹ hãy luôn đồng hành và chia sẻ cùng con những khó khăn bằng cách gợi ý cho con ghi lại nhật ký hoạt động học tập hằng ngày bằng nhiều cách thú vị như vẽ tranh, dán ảnh,… Cuối ngày, bố mẹ có thể cùng viết nhật ký cũng như trò chuyện với con để con luôn có cảm giác mình được bố mẹ quan tâm, chia sẻ mà từ đó, con sẽ yên tâm đến lớp học tập hơn.

Từ 3 – 9 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin và tự lập. Đặc biệt là việc giúp trẻ tự tin sẽ khiến trẻ có thể làm được nhiều thứ và thành công trong cuộc sống sau này. Hãy bắt đầu ngay với Bé Thông Minh ngay nào!

Lượt đọc: 798