Lời khuyên cho Phụ huynh từ các Giáo Viên Mầm Non (Phần 2)

Tiếp theo bài viết trong phần 1, chúng tôi tiếp tục gửi đến các quý phụ huynh những lời khuyên tốt nhất từ các Giáo Viên Mầm Non nhiều kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng với nhứng điều này, các quý phụ huynh sẽ có thêm các phương pháp để giúp các bé yêu nhà mình phát triển tốt nhất và toàn diện nhất.

Dạy trẻ Mầm non tinh thần hợp tác (tiếp)

  • Cảnh báo quá trình chuyển đổi. Nếu con của bạn làm ầm ĩ bất cứ khi nào bạn thông báo đến giờ để chuyển việc này sang việc khác như: tắt TV, dừng chơi để đi ăn, hoặc rời khỏi nhà của một người bạn…..có nghĩa là bạn đã không cho bé  đủ thời gian chuẩn bị thay đổi.  “Ở trường, chúng tôi cho bọn trẻ biết khi nào sự chuyển tiếp sẽ diễn ra để chúng có thời gian để hoàn thành bất cứ điều gì  đang làm,” Cohen-Dorfman cho biết. “Nếu bạn cần phải rời khỏi nhà lúc 8:30 giờ sáng, hãy thông báo cho con bạn lúc 8:15 rằng bé còn năm phút nữa để chơi, sau đó sẽ phải dừng lại để cất đồ chơi đi.” Hãy đếm thời gian để con bạn biết khi nào hết thời gian.
  • Sử dụng các bảng nhãn dán và phần thưởng một cách sáng suốt. “Nếu con bạn luôn làm việc vì phần thưởng, bé sẽ không tìm hiểu lý do thực sự để làm mọi thứ “, Buss nói. Cách tốt nhất: Trao phần thưởng cho những nỗ lực nhất định, chẳng hạn như tự đi về sinh, nhưng tránh tặng cho chúng với những thứ hàng ngày, chẳng hạn như mặc quần áo mình hoặc đánh răng.
  • Đưa ra những lựa chọn đã định sẵn. Ví dụ, nếu đứa con 3 tuổi của bạn từ chối ngồi vào bàn ăn, bạn có thể đưa ra lựa chọn hoặc là ngồi vào bàn ăn cơm hoặc không ngồi và không được đi chơi. “Lúc đầu, con bạn có thể không lựa chọn đúng, nhưng cuối cùng bé sẽ chọn đúng thôi, bởi vì bé sẽ thấy rằng sự lựa chọn sai lầm không đem lại những bé mong muốn”, Buss nói. Chỉ cần chắc chắn, nếu bạn muốn con bạn chọn A, thì B phải kém hấp dẫn hơn
  • Không nói nếu. Theo lý thuyết khi đưa ra yêu cầu đòi hỏi sự hợp tác chúng ta nói “Nếu con cất bút màu của con đi, thì chúng ta có thể đi đến công viên.” Có lẽ con bạn sẽ không dọn hết bút màu ngay đâu. Thay vào đó hãy thử nói: “Khi con cất hết bút màu của con đi rồi, chúng ta sẽ đi đến công viên.”
  • Ưu tiên cho trò chơi. Các giáo viên mầm non vẫn nói rằng trẻ em ngày nay ít có khả năng chơi
    theo trí tưởng tượng hơn so với trẻ em ở một hoặc hai thập kỷ trước. “Quá nhiều thời gian trong ngày của chúng bị áp vào các hoạt động giám sát,” Haines nói. Cách giải quyết: thoải mái nói với con rằng “Hãy chơi nào.” Việc của bạn không phải là để cho con bạn được giải trí 24/7. Hãy để cô bé buồn chán một chút. Nhưng chắc chắn rằng cô bé có những thứ như quần áo, màu và giấy, hộp các tông lớn, và bột để chơi.

86500870-2-20140529-11052305

  • Làm việc với âm nhạc. Có một lý do để âm nhạc trở thành một sự lựa chọn hàng đầu trong bất kỳ hoạt động nào. “Hãy kết hợp một nhiệm vụ với âm nhạc, và ngay lập tức nó sẽ rất vui nhộn,” Sandy Haines, một giáo viên tại Trường Mẫu Giáo Buckingham Cooperative, tại Glastonbury, Connecticut nói. Nếu bạn chưa cảm thấy sáng tạo, đề nghị “thi” cùng bài hát như kiểu: “Con có thể mặc quần áo trước khi bài hát này kết thúc không?”
  • Khuyến khích làm việc theo nhóm. Nếu con bạn đang tranh giành một món đồ chơi , hãy tính thời gian trong năm phút. Hãy nói với con bạn rằng bé sẽ có đồ chơi cho đến khi tiếng chuông trên điện thoại vang lên, và sau đó sẽ đến lượt của bé kia chơi.
  • Hãy để con bạn giải quyết những cuộc cãi vã nhỏ. Thay vì sà vào để dàn xếp các tranh chấp, đứng lại và để cho chúng tự giải quyết (trừ khi chúng đang đánh nhau). Bạn sẽ không nên chọn cách luôn có mặt ở đó để cứu con mình.

ktz1417140657

Kỷ luật hiệu quả với trẻ Mầm non:

Điều làm tôi chú ý gần đây là tôi chưa bao giờ gặp một phụ huynh không sử dụng thời gian thực hiện, và chưa bao giờ gặp một giáo viên mầm non người nào là điều đó. Vậy, giáo viên giới thiệu những chiến lược kỷ luật gì?

  • Chuyển hướng. Nếu con bạn đang nhảy trên ghế hoặc lấy búp bê của chị gái, hãy đánh lạc hướng cô bé bằng cách hỏi liệu cô bé có muốn cùng vẽ một bức tranh hoặc đọc một câu chuyện ngắn không.
  • Ngăn chặn s chán nản khi tạm biệt. Nếu con bạn lo lắng về việc dành thời gian ngoài, hãy đưa cho bé một cái gì đó hữu hình để con biết rằng bạn sẽ luôn bên cạnh bé. Hãy để bé mang theo tấm hình  của bạn; hôn lên một chiếc khăn giấy hoặc cắt một trái tim bằng giấy và đặt nó trong túi của bé. Những thứ đó có thể giúp bé bớt lo lắng và giận dỗi.
  • Yêu cầu con bạn sửa chữa sai lầm. Nếu bạn thấy con mình tô màu trên các bức tường, hãy yêu cầu bé giúp bạn làm sạch nó. Nếu bé phá hỏng tháp hình khối của một bạn cùng chơi, yêu cầu bé giúp xây lại nó. Nếu bé làm bẩn phòng hãy yêu cầu bé quét và dọn dẹp lại khu vực ấy.

your-3-1-2-year-old-starting-chores-1

  • Đừng trì hoãn kỷ luật. Nếu bạn phải khiển trách con mình, hãy làm như vậy khi bạn thấy những hành vi cư xử không đúng mực của bé, Buss khuyên. Các bậc cha mẹ đừng bao giờ nói câu: ” Chờ cho đến khi chúng ta về nhà … ” bới lúc về tới nhà con bạn đã quên rắc rối rồi.” Hãy kỉ luật đúng lúc đúng thời điểm để con có thể hiểu được vấn đề và trưởng thành hơn.

Bé Thông Minh

—> Xem phần 1

Lượt đọc: 1,538