Chăm sóc trẻ lên 3

Một số cha mẹ thấy gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ lên 3 do tính nết khó bảo của con, nhất là khi con còn nhỏ, chưa thể phân tích cho con hiểu và điều chỉnh những sai trái của chúng. Sự bướng bỉnh này không phải là thái độ lập dị riêng có ở một đứa trẻ nào mà là một đặc điểm khá phổ biến ở trẻ em.

Thuờng khi trẻ khoảng 3 tuổi, các con đã tích lũy được một số trải nghiệm nên muốn hành động một cách độc lập theo ý của mình, chứ không thích phụ thuộc vào người lớn hoặc bị người lớn điều khiển, chỉ huy. Từ đó xuất hiện mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ em, vì người lớn vẫn cho rằng trẻ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn.

Chăm sóc trẻ lên 3, bố mẹ cần chú ý điều gì?

Trẻ bắt đầu có những phản ứng chống đối (không làm theo hoặc làm trái lại) trước một số yêu cầu của người lớn. Đây là một mâu thuẫn tích cực thể hiện sự tiến bộ của trẻ, chứ không phải là sự yếu kém đạo đức của trẻ mà cha mẹ phải lo lắng. Nếu cha mẹ không giữ thái độ độc đoán (không buộc trẻ phải luôn vâng lời, phải làm theo ý muốn của cha mẹ) mà tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện tính độc lập một cách hợp lý, thì trẻ sẽ không luôn luôn có thái độ bướng bỉnh, chống đối lại cha mẹ.

chăm sóc trẻ lên 3

Như vậy, nếu con trẻ có những ý muốn chính đáng, vô hại hoặc không phiền hà đến người khác thì các bậc cha mẹ cũng nên cho phép con được thỏa ý (chẳng hạn như cho con được mặc quần áo cháu thích nếu loại trang phục do không vi phạm thuần phong mỹ tục, cho con được ăn những món ăn hợp khẩu vị hơn là ép trẻ ăn uống bổ dưỡng theo ý của cha mẹ …) Chỉ khi con có những đòi hỏi vô lý, tai hại thì các bạn mới có thái do kiên quyết, không chiều theo ý muốn của con (cương quyết không cho con ăn quà vặt thay cơm)

Tính linh hoạt của cha mẹ khi nuôi dạy trẻ lên 3

Nếu các bạn đã nhẹ nhàng khuyên bảo mà con không chịu từ bỏ ý muốn vô lý, cứ khóc lóc, nằng nặc đòi cho bằng được thì các bạn có thể nghiêm chỉnh nói với con ý kiến dứt khóat của cha mẹ. Sau đó, cứ để mặc con khóc, không dỗ dành hoặc la mắng con nữa, để con tự kết thúc thái độ ngang bướng của mình. Trong một số chuyện lặt vặt, cha mẹ có thể dàn xếp để trẻ không “mè nheo” , xung đột với người lớn bằng cách khéo léo chuyển sự chú ý của con sang một huớng khác, để trẻ không tập trung nhiều vào ý muốn không phù hợp của mình. Vi dụ như khi con cứ đòi mặc chiếc áo do, thay vì cứng rắn yêu cầu trẻ phải thay áo ra thì mẹ hoặc cha có thể lôi cuốn trẻ vào một câu chuyện kệ, đồng thời nhẹ nhàng thay áo cho trẻ. Câu chuyện hay sẽ làm cho trẻ chú ý nghe và quên việc chống đối yêu cầu của cha mẹ.

Tóm lại, thái độ bướng bỉnh của trẻ em từ tuổi lên 3 là một đặc điểm tâm lý cần thiết để trẻ hình thành khả năng độc lập và trưởng thành hơn. Một mặt cha mẹ cần tạo điều kiện cho con được phát triển khả năng tự quyết qua việc tôn trọng những ý muốn chính đáng của trẻ, mặt khác cha mẹ cũng cần phải giúp trẻ nhận ra giới hạn của những ý muốn cá nhân bằng thái độ dứt khóat, nghiêm khắc yêu cầu trẻ từ bỏ những ý muốn vô lý của mình. Hy vọng các bậc cha mẹ không còn cảm thấy khó chịu trước thái độ bướng bỉnh của con và sẽ giúp cháu thể hiện cá tính phù hợp hơn.

Khả năng phát triển tốt nhất của não bộ là trong độ tuổi 3 – 8.  Hãy tham gia và đăng kí ngay chương trình FasTracKids – Làm giàu kiến thức, Phát triển tư duy và Rèn luyện kỹ năng. Với FasTrack Tots con sẽ luôn có một khởi đầu hoàn hảo cho tương lai tươi sáng.

Lượt đọc: 18,346